fbpx

Kỹ năng nghiên cứu trong lập trình

Kĩ năng nghiên cứu trong lập trình

Tại sao chúng ta nên học kỹ năng nghiên cứu?

Như các bạn cũng biết, lập trình viên chúng ta hằng ngày phải tiếp xúc vô số các công việc trong dự án. Không ít bạn cũng gặp rất nhiều tình huống oái ăm, những vấn đề không tìm được giải pháp và trở nên bế tắc.

Chúng ta luôn rơi vào tình trạng suy nghĩ rất nhiều và câu hỏi luôn xoay quanh những câu đại loại như:

  • Mình có làm được hay không? Thấy kỹ năng mình kém quá.
  • Hỏi sếp hay tự giải quyết đây? Mà hỏi vậy có bị chửi không ta?
  • Mình phải đi tìm sư phụ để thụ giáo thôi, có như vậy mới nhanh lên skill được.
  • Hay mình nên hỏi đồng nghiệp của mình cho nó nhanh. Nó giỏi hơn mình mà.

Đó chính là những câu hỏi rất chi là “ngây ngô” trong giới lập trình viên và ắt hẳn chí ít 1 lần trong đời làm lập trình viên ai cũng từng suy nghĩ như vậy trong những lúc vấn đề bế tắc cả về tinh thần, kiến thức và kinh nghiệm trong hiện tại.

Học kỹ năng nghiên cứu như thế nào?

Trước tiên để học kỹ năng này, bạn cần phải có suy nghĩ tích cực như sau:

  1. Tự mình nghiên cứu vấn đề mà không phải nhờ vả ai cả.
  2. Không phải ai đều “tự nhiên” giỏi cả, họ đã trải qua rất nhiều gian khổ để đạt được trình độ đó.
  3. Bắt tay vào thực hiện ngay vấn đề khó hiểu thay vì nghĩ và nói nhiều hơn làm.
  4. Tập làm bạn với Debugger (Công cụ tìm lỗi) nhiều hơn.
  5. Tập không nhớ gì cả… mà hãy nắm vững vấn đề mấu chốt thay vì nhớ.
  6. Cuối cùng là trình độ tiếng Anh cần phải được cải thiện khi có thể ít nhất là kỹ năng đọc. Vì tài liệu viết nhiều hơn là Video để nghe.

Với những suy nghĩ trên, có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ không làm được đâu? Bạn nghĩ rằng không phải ai đều giỏi…bla..bla. Hàng tá vấn đề khiến chúng ta nhụt chí.

Đừng nghĩ nữa?

Hãy bắt đầu tập ngay từ bây giờ! Thế nhưng:

  1. Tôi phải làm gì đây?
  2. Tôi phải bắt đầu từ đâu?
  3. Tôi phải đi nghiên cứu cái gì?
  4. Tôi phải sâu chuỗi các vấn đề mới như thế nào?

Lại là câu hỏi đúng không các bạn? Thế tới đây bạn vẫn còn muốn đọc tiếp bài của tôi không? Nếu như bạn vẫn đủ dũng khí thì hãy tiếp tục bởi vì nó cần sự “dũng cảm” của bạn. Bạn có dám đương đầu với khó khăn không chính là lúc này. Không phải là nghe những lời mà người khác dạy bạn về “động lực” để tiến lên trong cuộc sống. Nó chỉ là CHÉM GIÓ mà thôi, quan trọng là bản thân bạn.

Thực hiện những gì?

Cách lập trình viên nhìn vấn đề

Đừng nóng vội, hãy chuẩn bị cây bút hay hiện đại hơn thì dùng “Notepad”. Bạn hãy ghi chú lại những gì bạn gặp sau đây ngay từ BÂY GIỜ (vì chẳng ai nhớ là mình cần nghiên cứu những gì trước đó đâu):

  1. Khi bạn sử dụng thư viện nào đó.
  2. Khi gặp vấn đề khó hiểu.
  3. Khi gặp công nghệ mới.
  4. Khi gặp thuật ngữ khó nhớ và lạ.
  5. Khi gặp được bài viết, video dễ hiểu (Không phải cái nào cũng ghi chú nhé)

Hãy đi từng bước đầu tiên vì bạn không phải là siêu nhân!

  1. Tập sử dụng Google nhiều lên, nhất là cách “search” từ khóa là rất quan trọng trong công việc ngày này. Nhất là “search” bằng tiếng Anh và thứ hai là cần trình độ “tiếng Anh chuyên ngành” nhất định để đọc tài liệu.
  2. Hãy thực hiện ngay vấn đề khó hiểu mà bạn thấy rằng nó có thể thực hành được. Và có thể tạm thời bỏ qua tìm hiểu khái niệm về nó nếu như đọc hoài vẫn chưa hiểu.
  3. Công nghệ mới rất cần thiết cho lập trình viên, vì thế nên cập nhật liên tục. Thấy hay là đánh dấu lại liền, sau này có nhu cầu thì tự nhiên các bạn sẽ sực nhớ về nó thôi. Chắc chắn vì đó là phản xạ của tiềm thức khi bạn gặp vấn đề phù hợp với nó (Vì câu hỏi sẽ phải áp dụng công nghệ mới đó ở đâu thường là rất khó trả lời).
  4. Thuật ngữ trong lập trình là rất quan trọng, không chỉ giúp ích các bạn trong quá trình “search” mà còn giúp các bạn có vốn “keyword” (Từ khóa) khi “search”. Như “params, DOM, function, method…”. (Bạn sẽ thấy dễ nếu như các bạn đã từng biết nhưng sẽ khó nếu như bạn là lính mới). Vì thế hãy tập suy nghĩ của mình như một người không biết gì thì phải tìm từ cái gì đi lên như khi xây nhà thì cần bao nhiêu công đoạn?
  5. Bài viết, Video chi tiết có thể giúp bạn hiểu nhanh vấn đề nào đó thay vì phải tự mình “search” rất chi là mệt nhọc. Đừng ngại đọc bài của người khác vì như thế sẽ giúp bạn tiếp thu ngay kiến thức và kinh nghiệm của họ mà trong khi họ phải nghiên cứu và trải nghiệm rất lâu để có thể truyền đạt lại (Ví dụ như bài viết bạn đang đọc là thằng chủ nó cũng “Vắt óc” lên đấy). Nhưng “hòa đồng” không phải “hòa tan” các bạn nhé. Cái nào trong bài viết mà các bạn cảm thấy nó không đúng, hãy mạnh dạn đánh dấu nó lại và tìm hiểu ngay vấn đề đó đừng để nguội (Vì chắc chắn bạn sẽ quên nó vào ngày mai).
  6. Đây là bước cuối cùng, sau khi tìm hiểu vấn đề nào đó thành công, hãy thống kê lại những gì chúng ta từng nghiên cứu vì lúc này cái nhìn của bạn về vấn đề đã thông hiểu và trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy tối ưu lại vấn đề sao cho thực hiện nó nhanh nhất, dễ hiểu nhất và càng ngắn càng tốt như ông Bill Gates đã từng nói “I choose a lazy person to do a hard job. Because a lazy person will find an easy way to do it.” (Tôi chọn người lười biếng cho một công việc khó khăn. Bởi vì một người làm biếng sẽ biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó). Và quan trọng nhất là bạn không nên tìm sự tối ưu ngay khi chưa biết gì hoặc chưa chắc chắn về nó cả? Hãy cứ làm một cách “cẩu thả”, vì khi bạn “cẩu thả” bạn sẽ biết cách để làm cho nó “gọn gàng” và ngược lại.

Lời kết, qua bài viết này mong rằng những thắc mắc cũng như nỗi lo âu của đa số các lập trình viên cũng như các bạn trẻ đang muốn trở thành lập trình viên được giải tỏa. Hãy mạnh mẽ lên, thành công nào cũng phải trải qua gian khó và thất bại. Nhưng qua đó, bạn sẽ trưởng thành lên từng ngày trong cả lập trình và trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công trên con đường mình chọn.

(Visited 2,460 times, 1 visits today)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *